1. Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về
việc lập vi bằng
Hình minh họa
“Tại Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức, vào
một buổi chiều trung tuần tháng 07, cánh cửa kính văn phòng từ từ mở ra. Người
bước vào là một “soái ca”của làng văn nghệ nước nhà - nam ca sĩ Lệ Rớt, anh đã
liên hệ Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức để trình bày sự việc như sau:
Vào khoảng đầu tháng 9/2015, ca sĩ Lệ
Rớt phát hiện website www.mp3.zing.vn sử dụng sản phẩm âm nhạc của mình là ca
khúc Em Của Ngày Hôm Qua
(http://mp3.zing.vn/bai-hat/Em-Cua-Ngay-Hom-Qua-Le-Roi/IWA8ABID.html ) trong
kinh doanh thương mại nhưng không trả thù lao bản quyền. Lượt nghe của các bài hát
này mà lên đến gần 1 triệu lượt nghe.
Kể từ tháng 3/2016, ca sĩ Lệ Rớt đã
nhiều lần gửi văn bản thông báo và đề nghị hợp tác đến Công ty cổ phần VNG, đơn
vị chủ quản của website www.mp3.zing.vn - website chiếm 70% thị phần nhạc số
online tại Việt Nam - về việc trả tiền bản quyền ca khúc Em Của Ngày Hôm Qua của
ca sĩ Lệ Rớt mà Zing đang khai thác, kinh doanh thu tiền của khách hàng, nhưng
không nhận được thiện chí hợp tác.
Zing có phản hồi với việc khiếu nại của
ca sĩ Lệ Rớt là mp3.zing.vn là mạng xã hội trực tuyến, chỉ cung cấp nền tảng hệ
thống để người sử dụng có thể đăng tải và chia sẻ nội dung lẫn nhau. Các ca
khúc được người sử dụng đăng tải, do đó chính người đăng tải mới phải chịu
trách nhiệm”.
2. Thỏa thuận về việc lập vi bằng:
2.1 Quy định pháp luật:
-
Dưới góc độ pháp lý: Đặt giả thiết, ca
sĩ Lệ Rớt hát bài hát “Em của ngày hôm qua” là được sự cho
phép của chủ sở hữu quyền tác giả của bài hát, vậy thì, ca sĩ Lệ Rớt có được
pháp luật bảo hộ liên quan đến bản thu âm, thu hình bài hát do mình thể hiện
hay không?
Theo
quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, ca sĩ Lệ Rớt được xem là người biểu diễn và
là người có các quyền liên quan đến quyền tác giả của bản ghi âm, ghi hình bài
hát “Em
của ngày hôm qua” do mình thể hiện.
Pháp
luật sở hữu trí tuệ quy định rằng, người nào khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi
hình sản phẩm âm nhạc đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại
thì không phải xin phép người có quyền liên quan nhưng phải trả tiền nhuận bút,
thù lao (Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Tức rằng, VNG phải trả tiền thù lao cho ca sĩ Lệ Rớt.
Khi
phát hiện hành vi xâm phạm nêu trên, ca sĩ Lệ Rớt có những phương thức nào để bảo
vệ quyền lợi của mình? Các phương thức đó là:
-
Thương lượng, đàm phán;
-
Nhờ tổ chức đứng ra hòa giải;
-
Khởi kiện tại Tòa án;
-
Gửi đơn đến cơ quan chức năng để xử phạt hành chính, xử lý hình sự.
Dù
giải quyết thông qua hình thức nào đi nữa thì khi phát hiện sự việc xâm phạm
quyền tác giả, bước đi đầu tiên mà chủ sở hữu quyền tác giả cần thực hiện là
xác lập chứng cứ hành vi xâm phạm quyền tác giả. Vậy, một tài liệu như thế nào
thì mới được coi là chứng cứ? Chứng cứ được xác lập dưới hình thức nào? Cơ
quan, tổ chức hay cá nhân nào được quyền xác lập chứng cứ? Khó khăn trong việc
tự thu thập chứng cứ?
2.1.1 Một tài liệu như thế nào thì mới
được coi là chứng cứ?
Tài liệu do đương sự
giao nộp hoặc tòa án thu thập được theo trinh tự, thủ tục luật định làm cơ sở để
xác định yêu cầu của đương sự là có căn cứ, có hợp pháp hay không, giúp cho việc
giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn. Chứng cứ phải bao gồm 3 thuộc
tính: Tính khách quan, tính liên quan và
tính hợp pháp.
2. 1.2 Chứng cứ được xác lập dưới hình thức nào?
Chứng cứ tồn tại trên thực
tế rất đa dạng nhưng chung quy lại là những tài liệu nghe được, nhìn được, đọc
được.
2.1.3 Cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được quyền xác lập
chứng cứ?
Như trên đã nói, trong
lĩnh vực dân sự, ngoài cơ quan tố tụng là tòa án thì mọi cơ quan, tổ chức, cá
nhân hữu quan đều có quyền thu thập chứng cứ và giao nộp cho tòa án.
2.1.4 Khó khăn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan
khi tự mình thu thập chứng cứ:
- Không phải là người có
chuyên môn trong thu thập chứng cứ;
- Có nghĩa vụ chứng minh
những tài liệu mình cung cấp là chứng cứ trước bên đối lập, trước cơ quan giải
quyết tranh chấp.
2.2 Ý nghĩa của vi bằng?
Từ
những khó khăn nêu trên, khi muốn xác lập chứng cứ, các bên nên nhờ Thừa phát lại
lập vi bằng, bởi vì:
(*) Dưới góc độ pháp lý: Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày
24/7/2009 thì vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ
án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp
luật.
Ứng
dụng vào trường hợp của ca sĩ Lệ Rớt, vi bằng được xác lập nhằm tạo cơ sở vững
chắc cho các lập luận sau:
- Có hành vi sử dụng ca
khúc “Em của ngày hôm qua” do ca sĩ Lệ
Rớt biểu diễn trên trang Mp3.Zing.vn?
-
Chủ thể có hành vi vi phạm
là ai?
-
Có việc thu lợi nhuận từ
việc sử dụng ca khúc?
-
Mức độ thiệt hại của ca
sĩ Lệ Rớt trong vụ việc này?
(**) Dưới góc độ áp dụng pháp luật: Vi bằng của Thừa phát lại có các ưu điểm sau đáp ứng yêu cầu
xác lập chứng cứ cũng như sự thuận tiện của khách hàng.
-
Vi bằng do Thừa phát lại
là một người có chuyên môn làm chứng chuyên nghiệp và được Nhà nước giao cho chức
năng này bằng các văn bản quy phạm pháp luật.
-
Vi bằng Thừa phát lại là
chứng cứ không cần phải chứng minh trước bên đối lập hoặc cơ quan giải quyết
tranh chấp.
-
Thừa phát lại có quyền
xác lập chứng cứ mà không giới hạn thời gian tức rằng bất kỳ lúc nào khách hàng yêu cầu (kể cả ngày nghỉ,
ngày lễ, 01 giờ sáng....), Thừa phát lại cũng có thể xác lập vi bằng.
-
Trước khi lập vi bằng,
khách hàng sẽ được Thừa phát lại tư vấn, hỗ trợ pháp luật để việc xác lập chứng
cứ diễn ra đúng quy định pháp luật.
3. Chuẩn bị các điều kiện cho việc lập
vi bằng
- Thao tác nháp: Truy cập
vào đường dẫn cần lập vi bằng kiểm tra, ghi chú lại những nội dung cần ghi nhận
như tên người đăng, số lượt view, bình luận, lượt like, share, chủ thể sở hữu
trang ...;
- Máy móc: Máy tính có
cài sẵn các ứng dụng, phần mềm cần thiết cho việc lập vi bằng;
- Loa, máy ảnh, máy ghi
âm nếu thấy cần thiết ...
4. Tiến hành lập vi bằng
4.1
Những vấn đề cần chú ý?
- Phải nắm vững yêu cầu
của khách hàng để lập vi bằng sát mục đích;
- Chuẩn bị máy móc, dụng
cụ lập vi bằng đầy đủ;
- Máy tính phải có hệ điều
hành bản quyền, các ứng dụng lập vi bằng cũng hợp pháp;
- Nên làm nháp trước khi
bắt đầu thực hiện;
- Chú ý về việc hoàn thiện
vi bằng sớm để đăng ký vì vi bằng internet tương đối mất nhiều thời gian để
hoàn thiện.
4.2
Những sai sót thường mắc phải?
- Đang lập vi bằng thì
quên thao tác hoặc thiếu thao tác;
- Sử dụng ứng dụng, phần
mềm không được phép để lập vi bằng;
- Để vi bằng lâu hoàn
thiện và đăng ký;
5. Trong thực tiễn thì có các trường hợp
vi phạm quyền tác giả phổ biến nào?
-
Nghệ sĩ thu âm, làm MV
các bài hát sau đó phổ biến đến công chúng thu lợi nhuận mà không xin phép tác
giả, trả tiền thù lao tác quyền.
-
Các website hoặc thành
viên website chia sẻ nhạc, video (youtube, mp3.zing) nhằm mục đích thu lợi nhuận
(quảng cáo....) mà không xin phép tác giả, trả tiền thù lao tác quyền.
-
Các đơn vị cung cấp
nhạc chuông, nhạc chờ sử dụng các tác phẩm âm nhạc mà không trả tiền nhuận bút, tiền thù lao cho
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
-
Ca sĩ biểu diễn tác
phẩm âm nhạc thu lợi nhuận mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả và trả tiền thù lao tác quyền
-
Nghệ sĩ đạo nhạc
(tác phẩm) đã có trước đó.
-
Sử dụng nhạc chế
trong chương trình biểu diễn cho công chúng (cũng là 1 hình thức đạo nhạc).
-
Hành vi chiếm đoạt
quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình.
-
Mạo danh tác giả,
người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
-
Sửa chữa, cắt xén,
xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với tác phẩm, cuộc biểu
diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
-
Đơn vị sản xuất đĩa
Karaoke không xin phép tác giả khi sử dụng bài hát.
...
6. Thừa phát lập vi bằng
dưới hình thức nào?
Khi tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng về các sự việc vi phạm
nêu trên, Thừa phát lại sẽ sử dụng các kỹ năng chuyên môn như quay phim, chụp
hình, ghi âm hoặc thao tác trên máy tính để xác lập vi bằng ghi nhận lại hành
vi vi phạm.
Vi bằng được lập ghi nhận một cách khách quan, chính xác
hành vi vi phạm và được đăng ký tại Sở Tư pháp nơi văn phòng Thừa phát lại đặt
trụ sở để làm chứng cứ bảo vệ tác quyền.
III.
Kết luận
Tóm lại, hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại
là giải pháp có tính đột phá trong cải cách tư pháp nhằm thực hiện
chủ trương xã hội hóa một số nội dung hoạt động tư pháp, tạo cơ
chế, mô hình để người dân có sự lựa chọn dịch vụ pháp lý tốt và
hiệu quả nhất trong việc giải quyết các tranh chấp cũng như thực
hiện các giao dịch. Do đó, khi có hành vi vi phạm pháp luật ở lĩnh vực
sở hữu trí tuệ nói chung, hay quyền tác giả nói riêng, vi bằng của
Thừa phát lại sẽ tạo cơ sở và điều kiện để các chủ thể xác lập
chứng cứ để giải quyết các tranh chấp tại Tòa án cũng như thực hiện
các giao dịch mà thông qua đó, bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể quyền tác giả.