Đến năm 2025, Bình Thuận sẽ có 12 văn phòng Thừa phát lại

  13/5/20
Blog Thừa phát lại - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn (2020 - 2025).
Mục tiêu của Đề án là đảm bảo tổ chức thực hiện chế định Thừa phát lại đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Huy động được các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chế định Thừa phát lại nhằm giảm áp lực công việc, giảm chi tiêu ngân sách và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh. Việc phát triển, thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trụ sở 1 văn phòng thừa phát lại

Quá trình xây dựng và thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại; số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Theo đó, trong giai đoạn (2020 - 2025) toàn tỉnh phát triển, thành lập không quá 12 Văn phòng Thừa phát lại; trong đó, phân bổ, thành lập không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Phan Thiết; không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại thị xã La Gi; các huyện còn lại mỗi huyện thành lập không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại.
Theo Đề án này, trong giai đoạn đầu (từ năm 2020 - 2023), tỉnh ta phấn đấu phát triển Văn phòng Thừa phát lại theo vùng và một số địa bàn trọng yếu, có điều kiện, nhu cầu thực hiện chế định Thừa phát lại. Giai đoạn sau (từ năm 2023 - 2025) phấn đấu phát triển đủ về số lượng Văn phòng Thừa phát lại tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh theo Đề án phê duyệt.
Nguồn: www.binhthuan.gov.vn
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết