Sẽ có các thừa phát lại được đào tạo ở nước ngoài

  13/4/20
Blog Thừa phát lại - Tiếp bước pháp luật về luật sư và công chứng, pháp luật về thừa phát lại đã có quy định về việc công nhận việc đào tạo nghề thừa phát lại ở nước ngoài.
Cụ thể, Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định người có yêu cầu công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.


Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tư pháp được giao quy định việc công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài.
thua-phat-lai-du-hoc
Thừa phát lại đang niêm yết văn bản tống đạt (VP Thừa phát lại Thủ Đức)

Với quy định này, sắp tới, chúng ta sẽ có một thế hệ thừa phát lại “du học” từ nước ngoài về Việt Nam làm việc. Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển của nghề thừa phát lại.

Tác giả: Đức Hoài
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết