Phí tống đạt văn bản của thừa phát lại mới nhất năm 2020

  10/4/20
Blog Thừa phát lại - Chi phí tống đạt của thừa phát lại được quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, chi phí tống đạt phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cu.
1. Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại trong hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 33 của Nghị định này trên cơ sở khung mức chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khung mức chi phí tống đạt được quy định như sau:
a) Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi phí tống đạt quy định tại khoản này bao gồm cả việc thực hiện niêm yết công khai trong trường hợp không thể tống đạt trực tiếp mà theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật thi hành án dân sự phải niêm yết công khai.
....
So với Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC thì Nghị định 08 chỉ điều chỉnh tăng mức phí tối đa mà văn phòng thừa phát lại được trả khi đi tống đạt văn bản trong địa bàn quận/huyện nơi văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở và tống đạt ở đảo, quần đảo. Như vậy, về cơ bản, phí tống đạt của thừa phát lại không tăng sau 06 năm. Theo đánh giá của tác giả, đây là một quy định khá vô lý. 
Tác giả: Đức Hoài (Vui lòng dẫn nguồn nếu đăng lại bài viết từ trang này)
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết