Thừa phát lại có phải đóng thuế?

  13/5/19
Blog Thừa phát lại - Đọc giả có email "nvnam@gmail.com" có thắc mắc gửi đến Blog Thừa phát lại như sau: "Hiện nay, tôi thấy có mấy văn phòng Thừa phát lại mở ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tôi thắc mắc không biết Thừa phát lại có phải đóng thuế gì không?"
Do đọc giả "nvnam@gmail.com" không nói rõ là thuế nào nên Blog Thừa phát lại xin chia sẻ thông tin chung như sau:
Văn phòng Thừa phát lại (tổ chức hành nghề của Thừa phát lại) và các Thừa phát lại (cá nhân) đều phải đóng các khoản thuế cho Nhà nước nếu thuộc đối tượng nộp thuế do văn bản về loại thuế đó quy định, ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…
thừa phát lại có đóng thuế
Hình minh họa: Một văn phòng Thừa phát lại khai trương

Riêng về thuế thu nhập doanh nghiệp, trước đây, ở giai đoạn thí điểm (2009-2015), các văn phòng Thừa phát lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo các quy định sau:
- Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009:
2. Văn phòng Thừa phát lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian thực hiện thí điểm.
- Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015:
Điều 8. Thu nhập được miễn thuế
...
12. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Văn phòng thừa phát lại và hoạt động thừa phát lại thực hiện theo quy định tại các văn bản quy pháp luật có liên quan về vấn đề này.
Tác giả: Đức Hoài (Vui lòng dẫn nguồn nếu đăng lại bài viết từ trang này)
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết