Thừa phát lại không được làm công việc liên quan đến người thân

  27/5/19
Blog Thừa phát lại Đó là quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009. Điều khoản này quy định:
Điều 6. Những việc Thừa phát lại không được làm
...
3. Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.”
không được lập vi bằng
Thừa phát lại Thủ Đức đang lập vi bằng
Theo tác giả, đây là quy định cần thiết bởi nếu cho phép Thừa phát lại thực hiện công việc liên quan đến bản thân, người thân thích sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan trong công tác.  Không riêng gì thừa phát lại mà ở các chức danh tư pháp hay bổ trợ tư pháp khác như thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên…, pháp luật buộc chủ thể này phải từ chối tham gia các vụ việc liên quan đến người thân thích, lợi ích bản thân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tác giả: Đức Hoài (Vui lòng dẫn nguồn nếu đăng lại bài viết từ trang này)
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết