Blog Thừa
phát lại -
Theo Điều 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì Thừa phát lại có bốn chức năng như
sau:
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu
của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân,
cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu
cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản
án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ
chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành
án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Thừa phát lại trong một vụ việc thi hành
án
- Công việc tống đạt nghĩa là Thừa phát
lại hoặc Thư ký nghiệp vụ được Trưởng Văn phòng phân công nhận các văn bản của
Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự (Cục thi hành án dân sự, Chi cục thi hành án
dân sự) để đi giao cho đương sự (thường thì Thư ký nghiệp vụ thực hiện). Nhiều người
lầm tưởng tống đạt như là đưa thư nhưng không phải thế bởi thủ tục tống đạt
được thực hiện theo thủ tục của pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án dân sự
quy định.
Nói để dễ hiểu, người đưa thư thì pháp luật không quy định về trình độ. Đưa thư mà không gặp được người nhận thì nhét vào hòm thư, giao cho người thân nào đó ở địa chỉ nhận hoặc hoàn lại người gửi. Tống đạt phải do Thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ thực hiện (thư ký phải có trình độ từ trung cấp Luật trở lên). Đến tống đạt mà gặp đúng người thì phải lập biên bản tống đạt, đối chiếu giấy tờ tùy thân và ký nhận, ghi rõ họ và tên đàng hoàng. Nếu mà không gặp người cần tống đạt thì tùy từng trường hợp mà có thể niêm yết văn bản tại nhà, tại Ủy ban phường và có sự chứng kiến của chính quyền địa phương hoặc hoàn lại cơ quan Tòa án, Thi hành án. Nếu tống đạt mà bị sai thủ tục thì cả Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ bị hủy. Phí tống đạt do Nhà nước chi trả nhưng đối với các văn bản thi hành án theo đơn yêu cầu thì do đương sự chi trả. Theo đánh giá của tác giả thì hoạt động này là 1 trong 2 hoạt động nổi bật của Thừa phát lại hiện tại và trong thời gian sắp tới.
Nói để dễ hiểu, người đưa thư thì pháp luật không quy định về trình độ. Đưa thư mà không gặp được người nhận thì nhét vào hòm thư, giao cho người thân nào đó ở địa chỉ nhận hoặc hoàn lại người gửi. Tống đạt phải do Thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ thực hiện (thư ký phải có trình độ từ trung cấp Luật trở lên). Đến tống đạt mà gặp đúng người thì phải lập biên bản tống đạt, đối chiếu giấy tờ tùy thân và ký nhận, ghi rõ họ và tên đàng hoàng. Nếu mà không gặp người cần tống đạt thì tùy từng trường hợp mà có thể niêm yết văn bản tại nhà, tại Ủy ban phường và có sự chứng kiến của chính quyền địa phương hoặc hoàn lại cơ quan Tòa án, Thi hành án. Nếu tống đạt mà bị sai thủ tục thì cả Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ bị hủy. Phí tống đạt do Nhà nước chi trả nhưng đối với các văn bản thi hành án theo đơn yêu cầu thì do đương sự chi trả. Theo đánh giá của tác giả thì hoạt động này là 1 trong 2 hoạt động nổi bật của Thừa phát lại hiện tại và trong thời gian sắp tới.
- Lập vi bằng là hoạt động làm chứng. Nói
chung, bất kỳ khi nào bạn cần một người làm chứng, bạn đều có thể liên hệ Thừa
phát lại để nhờ hỗ trợ, trừ một số trường hợp liên quan đến bí mật đời tư, an
ninh quốc phòng... Phí lập vi bằng do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận
với khách hàng mà không có biểu phí chung. Văn phòng Thừa phát lại phải niêm
yết biểu phí của Văn phòng mình (biểu phí nguyên tắc). Thông
thường, Văn phòng Thừa phát lại sẽ báo phí, nếu khách hàng đồng ý mức phí đó
thì Văn phòng tiến hành lập vi bằng. Nhiều người hay lầm tưởng hoạt động
lập vi bằng tương tự hoạt động công chứng. Nếu bạn cũng vậy, xin vui lòng tham
khảo thêm bài viết "Vi bằng khác gì với công chứng?".
Theo tác giả, lập vi bằng cùng với tống đạt là hai hoạt động nổi bật và chủ yếu
của Thừa phát lại hiện tại và trong thời gian sắp tới.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo
yêu cầu của đương sự nghĩa là Thừa phát lại đi xác minh xem người phải thi hành
án có tài sản hoặc có khả năng để thi hành án hay không? Nhiều người nhầm tưởng
là hoạt động xác minh tài sản của Thừa phát lại có thể diễn ra bất kỳ khi nào.
Nhiều khi Thừa phát lại nhận được yêu cầu đi xác minh tài sản của ông chồng cho bồ nhí,
xác minh tài sản quỹ đen, xác minh địa chỉ của con nợ... Đây là những công việc
của Thám tử tư. Xin nhắc lại, hoạt động xác minh điều kiện thi hành án
của Thừa phát lại chỉ diễn ra trong quá trình thi hành án tức đã có Bán án,
Quyết định có hiệu lực của Tòa án và đang có 1 cơ quan thi hành Bản án, quyết
định này (cơ quan thi hành án nhà nước hoặc Thừa phát lại). Phí xác minh là
theo thỏa thuận và do người yêu cầu Thừa phát lại xác minh trả. Chi phí này
thường được tính theo số cơ quan cần đến liên hệ để xác minh. Ví dụ, một
ngân hàng cụ thể, một ủy ban nhân dân cụ thể hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai cụ thể. Có khi kết quả xác minh không được như kỳ vọng vì đương sự
không có tài sản hoặc tài sản đó không thuộc sở hữu của đương sự nhưng khách
hàng vẫn phải trả phí xác minh cho Thừa phát lại.
Một lưu ý nữa là khách hàng cần Thừa phát
lại xác minh tài sản gì thì phải cung cấp cho Thừa phát lại đặc điểm của tài
sản đó, ví dụ: Xác minh nhà thì phải có địa chỉ nhà; đất thì phải có thửa đất,
tờ bản đồ; xe thì phải có biển số xe; tài khoản ngân hàng thì phải có số tài
khoản ngân hàng...
Khác với trước đây, Luật thi hành án dân
sự sửa đổi năm 2014 quy định Chấp hành viên có trách nhiệm xác minh điều kiện
thi hành án nên số hồ sơ xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại ngày
càng ít. Theo đánh giá của tác giả, trừ khi Luật thi hành án dân sự có sửa đổi
(chu kỳ từ 6-10 năm một lần) thì mảng công việc này của Thừa phát lại sẽ ngày
càng thu hẹp và không đáng kể.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án là việc
Thừa phát lại đóng vai trò như Chấp hành viên để thi hành các Bản án, quyết
định về dân sự. Phí thi hành án do bên được thi hành án (khách hàng của Thừa
phát lại) chi trả theo mức phí Nhà nước quy định. Tuy nhiên, Thừa phát lại được
thỏa thuận với khách hàng các khoản phí khác bổ sung (ví dụ như phí đi lại, xác
minh...) nên thường phí thi hành án của Thừa phát lại cao hơn mức chung 3% trên
giá trị tài sản thi hành án được mà Nhà nước quy định. Hiện tại, Nghị định số
61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP không cho phép Thừa phát lại được
quyền tự mình quyết định việc cưỡng chế có huy động lực lượng. Đây là một sự
thất thế rất lớn của Thừa phát lại so với Chấp hành viên. Chưa hết, Dự thảo về
Nghị định mới về Thừa phát lại đang có xu hướng bó hẹp các quyền của Thừa phát
lại trong hoạt động thi hành án. Do đó, tác giả đánh giá, chức năng này cũng
tương tự chức năng xác minh điều kiện thi hành án là sẽ tạm dẫm chân tại
chỗ nếu không muốn nói là thụt lùi một thời gian khá dài trước khi có sự
thay đổi mạnh mẽ của các nhà làm Luật.
Tác giả: Đức Hoài