Blog Thừa phát lại - Khi hành nghề, Thừa phát lại có phải xuất trình thẻ Thừa phát lại trước khi thực hiện công việc hay không? Đây là câu hỏi của khá nhiều khách hàng hoặc người dân gửi đến chuyên trang Danh bạ Thừa phát lại. Về vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại cũng đồng thời được Bộ Tư pháp cấp Thẻ Thừa phát lại. Đây được xem là giấy tờ chứng minh tư cách của Thừa phát lại khi hành nghề bên cạnh Quyết định bổ nhiệm.
Hiện nay, pháp luật quy định Thừa phát lại phải xuất trình Thẻ Thừa phát lại trong trường hợp trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án dân sự (Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN) tức việc xuất trình Thẻ phải được thực hiện trước khi Thừa phát lại tiến hành xác minh. Còn khi Thừa phát lại thực hiện các chức năng khác thì pháp luật chưa có quy định nên Thừa phát lại chỉ xuất trình Thẻ khi có yêu cầu của các bên liên quan.
Theo tác giả, hoạt động thi hành án dân sự, tống đạt văn bản cũng như hoạt động xác minh điều kiện thi hành án là các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước rõ nét. Người được Nhà nước bổ niệm làm Thừa phát lại, chuyển giao các công việc này phải trải qua nhiều quá trình đào tạo, thi cử chặt chẽ và sau cùng là có Quyết định bổ nhiệm, cấp thẻ Thừa phát lại. Vậy nên, để nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện các công việc và để chứng minh tư cách hành nghề của mình, Thừa phát lại cần phải xuất trình thẻ trước khi làm nhiệm vụ. Ở một khía cạnh khác, cá nhân, tổ chức sẽ dễ dàng thực hiện các yêu cầu Thừa phát lại hơn khi biết rõ tư cách của người đang yêu cầu mình.
Đối với hoạt động lập vi bằng, đây là hoạt động làm chứng mang tính chất công. Tuy nhiên, xuất phát từ chính mục đích làm chứng mà đôi khi việc xuất trình Thẻ Thừa phát lại hoặc chứng minh tư cách Thừa phát lại trước khi lập vi bằng sẽ gây khó khăn cho hoạt động này, đặc biệt là đối với các vi bằng được lập từ yêu cầu đơn phương của một trong các bên và trong hoàn cảnh một vụ tranh chấp đã xảy ra.
Ví dụ 1, nhà ông A thường tổ chức hát karaoke, mở âm lượng loa lớn và đặt loa hướng thẳng qua nhà ông B. Đồng thời, việc hát karaoke thường kéo dài đến hơn 10 giờ tối làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhà ông B. Ông B yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự việc này. Nếu như Thừa phát lại trước khi lập vi bằng phải xuất trình thẻ Thừa phát lại và nói rõ mục đích Thừa phát lại cho ông A thì khả năng rất cao là người nhà ông A sẽ giảm âm lượng loa ngay và thay đổi hướng đặt loa. Như vậy, Thừa phát lại không kịp thời hoàn thành công việc xác lập chứng cứ ghi nhận hành vi vi phạm của ông A.
Ví dụ 2, nhạc sĩ A yêu cầu Thừa phát lại ghi nhận hành vi một ca sĩ thường xuyên sử dụng bài hát do mình sáng tác nhưng không xin phép. Nếu Thừa phát lại xuất trình Thẻ Thừa phát lại trước khi thực hiện công việc thì chắc chắn ca sĩ sẽ không hát bài hát đó nữa. Mục đích xác lập chứng cứ về hành vi vi phạm là chưa đạt được.
Không thể phủ nhận là trong nhiều trường hợp, việc xuất trình Thẻ Thừa phát lại trước khi lập vi bằng sẽ khiến các bên chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, Thừa phát lại sẽ ra về với một vi bằng chưa đủ để làm chứng cứ chống lại bên đối lập hoặc thậm chí là không xác lập vi bằng vì hành vi vi phạm đã chấm dứt. Còn bên đối lập, sau khi Thừa phát lại ra về thì vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm.
Do đó, theo tác giả, khi lập vi bằng ghi nhận về các sự việc tương tự hai ví dụ nêu trên, Thừa phát lại không bắt buộc phải xuất trình Thẻ Thừa phát lại cho tất cả các bên liên quan trước khi lập vi bằng mà chỉ cần xuất trình cho khách hàng của Thừa phát lại-người yêu cầu lập vi bằng. Các bên còn lại, nếu như trong quá trình lập vi bằng mà họ có yêu cầu thì Thừa phát lại mới xuất trình.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại cũng đồng thời được Bộ Tư pháp cấp Thẻ Thừa phát lại. Đây được xem là giấy tờ chứng minh tư cách của Thừa phát lại khi hành nghề bên cạnh Quyết định bổ nhiệm.
Hiện nay, pháp luật quy định Thừa phát lại phải xuất trình Thẻ Thừa phát lại trong trường hợp trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án dân sự (Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN) tức việc xuất trình Thẻ phải được thực hiện trước khi Thừa phát lại tiến hành xác minh. Còn khi Thừa phát lại thực hiện các chức năng khác thì pháp luật chưa có quy định nên Thừa phát lại chỉ xuất trình Thẻ khi có yêu cầu của các bên liên quan.
Theo tác giả, hoạt động thi hành án dân sự, tống đạt văn bản cũng như hoạt động xác minh điều kiện thi hành án là các hoạt động mang tính quyền lực nhà nước rõ nét. Người được Nhà nước bổ niệm làm Thừa phát lại, chuyển giao các công việc này phải trải qua nhiều quá trình đào tạo, thi cử chặt chẽ và sau cùng là có Quyết định bổ nhiệm, cấp thẻ Thừa phát lại. Vậy nên, để nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện các công việc và để chứng minh tư cách hành nghề của mình, Thừa phát lại cần phải xuất trình thẻ trước khi làm nhiệm vụ. Ở một khía cạnh khác, cá nhân, tổ chức sẽ dễ dàng thực hiện các yêu cầu Thừa phát lại hơn khi biết rõ tư cách của người đang yêu cầu mình.
Đối với hoạt động lập vi bằng, đây là hoạt động làm chứng mang tính chất công. Tuy nhiên, xuất phát từ chính mục đích làm chứng mà đôi khi việc xuất trình Thẻ Thừa phát lại hoặc chứng minh tư cách Thừa phát lại trước khi lập vi bằng sẽ gây khó khăn cho hoạt động này, đặc biệt là đối với các vi bằng được lập từ yêu cầu đơn phương của một trong các bên và trong hoàn cảnh một vụ tranh chấp đã xảy ra.
Văn phòng Thừa phát lại Quận Thủ Đức đang hỗ trợ pháp lý cho người dân |
Ví dụ 2, nhạc sĩ A yêu cầu Thừa phát lại ghi nhận hành vi một ca sĩ thường xuyên sử dụng bài hát do mình sáng tác nhưng không xin phép. Nếu Thừa phát lại xuất trình Thẻ Thừa phát lại trước khi thực hiện công việc thì chắc chắn ca sĩ sẽ không hát bài hát đó nữa. Mục đích xác lập chứng cứ về hành vi vi phạm là chưa đạt được.
Không thể phủ nhận là trong nhiều trường hợp, việc xuất trình Thẻ Thừa phát lại trước khi lập vi bằng sẽ khiến các bên chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, Thừa phát lại sẽ ra về với một vi bằng chưa đủ để làm chứng cứ chống lại bên đối lập hoặc thậm chí là không xác lập vi bằng vì hành vi vi phạm đã chấm dứt. Còn bên đối lập, sau khi Thừa phát lại ra về thì vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm.
Do đó, theo tác giả, khi lập vi bằng ghi nhận về các sự việc tương tự hai ví dụ nêu trên, Thừa phát lại không bắt buộc phải xuất trình Thẻ Thừa phát lại cho tất cả các bên liên quan trước khi lập vi bằng mà chỉ cần xuất trình cho khách hàng của Thừa phát lại-người yêu cầu lập vi bằng. Các bên còn lại, nếu như trong quá trình lập vi bằng mà họ có yêu cầu thì Thừa phát lại mới xuất trình.