3 giải pháp nâng cao hiệu quả tống đạt Thừa phát lại

  27/7/18
Blog Thừa phát lại - Hoạt động tống đạt là một trong những hoạt động thể hiện vai trò tích cực của Thừa phát lại đối với công việc của cơ quan Tòa  án và Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, do những nguyên nhân vừa chủ quan lẫn khách quan nên hoạt động tống đạt đang gặp phải những khó khăn nhất định. Sau đây là nhóm 2 giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Thứ nhất, cần phải nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước và người dân về Thừa phát lại. Khi nhận thức được tăng lên thì hoạt động của Thừa phát lại sẽ thuận lợi hơn do có được sự hợp tác của cơ quan nhà nước và người dân. Việc nâng cao nhận thức cần được thực hiện đồng bộ thông qua các kênh khác nhau như:
Tổ chức hội nghị tuyên truyền, báo cáo chuyên đề phù hợp với các đối tượng khác nhau (lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đơn vị trên địa bàn, đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, Hòa giải viên, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Ban điều hành khu phố, Tổ trưởng Tổ dân phố, Công an, cán bộ công chức ngành Tòa án và Thi hành án Dân sự, các ngân hàng, luật sư, luật gia, cán bộ, giảng viên); với các hình thức đa dạng (biên soạn và phát hành tờ rơi, tờ gấp, in ấn tài liệu phổ biến); lồng ghép với việc phổ biến pháp luật trong Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm. Tận dụng và phát huy tối đa lợi thế của các phương tiện thông tin, truyền thông (như báo chí, Đài truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân), nhất là lợi thế của báo mạng, báo hình, của internet để chuyển tải thông tin tuyên truyền về Thừa phát lại với các hình thức đa dạng như  đối thoại trực tuyến với nhân dân về chế định Thừa phát lại; Hội nghị giao ban báo chí của thành phố; các phóng sự về Thừa phát lại trên Đài Truyền hình Thành phố, Chuyên trang giới thiệu về chế định Thừa phát lại và liên kết trên các Trang/Cổng Thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức khác. Bên cạnh đó, còn có thể tạo điều kiện cho các văn phòng Thừa phát lại chủ động thông tin, quảng bá về Thừa phát lại. Đặc biệt là thông qua những kết quả, lợi ích do hoạt động thực tiễn của thừa phát lại mang lại cho xã hội và người dân[1].
tống đạt
Thư ký Thừa phát lại đang tống đạt văn bản

Thứ hai, đề giải quyết vấn đề chi phí cho hoạt động tố tụng cần phải bỏ quy định về chi phí như hiện nay và quy định lại cho thật sự hợp lý căn cứ vào quảng đường (số km) mà Thừa phát lại phải di chuyển từ văn phòng đến địa điểm tống đạt như trong cùng 1 tỉnh phạm vi 10km tính 65.000đồng/việc, trong phạm vi từ hơn 10 đến dưới 20km tính 130.000đồng/việc, hơn 20km tính 180.000đồng/việc. Bên cạnh đó, cần phải có sự phối hợp giữa các Văn phòng thừa phát lại để thực hiện công việc được thuận lợi. Ví dụ  có văn bản tố tụng của Tòa án Quận 1 cần được tống đạt đến huyện Hóc Môn thì Văn phòng thừa phát lại Quận 1 có thể gửi cho Văn phòng thừa phát lại Hóc Môn tống đạt và có thể chia chi phí theo tỷ lệ ví dụ 5/5. Nếu có sự phối hợp như ví dụ thì công việc thực hiện dễ dàng hơn do trên địa bàn của mình thì Văn phòng thừa phát lại rất quen thuộc và có thể thực hiện nhanh chóng. Khi mà chi phí hợp lý và công bằng thì việc thu hút nhân lực đối với các Văn phòng thừa phát lại xa trung tâm sẽ dễ dàng hơn. Khi nhân lực đầy đủ thì áp lực công việc sẽ giảm xuống và có thể từng bước  bổi dưỡng, nâng cao năng lực cho thư ký Văn phòng. Do đó, khi mà bài toán về nhân lực được giải quyết thì chất lượng tống đạt văn bản tố tụng của Thừa phát lại sẽ được đảm bảo. Tiếp theo, cần phải bỏ quy định mỗi Tòa án chỉ được ký kết hợp đồng với 01 văn phòng Thừa phát lại và tạo điều kiện để trong cùng 1 quận, huyện cho phép thành lập nhiều Văn phòng thừa phát lại thay vì chỉ 01 như hiện nay. Do như vậy sẽ tạo sự độc quyền, làm mất tính cạnh tranh và phát sinh tình trạng biên bản tống đạt của Văn phòng thừa phát lại không đảm bảo chất lượng mà Tòa án.

Thứ ba, các nước trên thế giới đã áp dụng chế định Thừa phát lại từ lâu và đóng góp một phần rất quan trng trong hoạt động tố tụng. Do đó, cần phải tiến tới xây dựng Luật Thừa phát lại để quy định cụ thể về các thành lập, tiêu chuẩn, tổ chức, phạm vi quyền hạn và quan trọng là trách nhiệm pháp lý cụ thể khi Thừa phát lại thực hiện công việc không đúng hoặc không đầy đủ công việc của mình, thay vì chỉ giải quyết bằng con đường khiếu nại như hiện nay.




[1] Báo cáo số 1205/BC- UBND Tổng kết việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Thành phố HCMinh tháng 7/2015.
Nguồn: Luận văn về Quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong pháp luật Tố tụng dân sự - Thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện của tác giả Mai Hoàng Phước-Đại học Kinh tế-Luật.

logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết