Bản quyền báo chí, nên có Thừa phát lại tham gia

  30/1/15
Blog Thừa phát lại - Hôm nay, như thường lệ, tôi vẫn đang tìm đọc những tin bài về Thừa phát lại và tìm thấy bài viết trên báo Tuổi trẻ, bài viết với tựa đề “Cam kết làm báo đàng hoàng trước bạn đọc” đăng trên báo Tuổi trẻ Online ngày 29/01/2015.
Bài viết thông tin về Hội thảo về  “Vấn đề bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số” do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo VN và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức hôm 28-1. Chắc chắn sẽ có độc giả thắc mắc rằng, tại sao tôi tìm tin, bài viết về Thừa phát lại mà lại dẫn đến bài viết về nghề báo, nghe không liên quan!?
vi bang bao chi

Không hoàn toàn như thế, có liên quan đấy các bạn. Bởi vì trong hội thảo đã có người khuyến nghị nhờ Thừa phát lại hỗ trợ ngành báo chí lập các vi bằng để khởi kiện vấn đề vi phạm bản quyền báo chí. Như vậy, tôi nghĩ đa phần những độc giả đang đọc bài viết này là anh chị em trong nghề Thừa phát lại hoặc các anh chị em đang hành nghề báo. Nếu bạn không thuộc vào 2 loại độc giả trên thì tôi khuyên bạn không nên đọc thêm nội dung bài viết này mà đóng tab bài viết này lại hoặc có thể chuyển sang các bài viết khác để có thông tin hữu ích hơn cho mình:




Nghề báo là nghề được liệt vào danh sách những nghề có số lượng sản phẩm bị sao chép, vi phạm bản quyền nhiều nhất. Vì sao vậy? Đơn giản thôi, chỉ cần 5 lần nhấp chuột với thời gian không quá 10 giây là có thể ăn cắp 1 tác phẩm báo chí của người khác một cách nguyên xi. Bạn không tin ư? 5 lần nhấp chuột đó là:
-         Click chuột trái và quét khối toàn văn bài viết muốn ăn cướp;
-         Click chuột phải và danh mục lệnh hiển thị;
-         Click chuột trái vào lệnh có tên “Copy” hoặc nếu tên Tiếng Việt là “Sao chép”;
-         Click chuột phải trang của mình;
-         Click chuột trái vào lệnh có tên “Paste” hoặc nếu tên Tiếng Việt là “Dán”.
Bạn có thể làm thử ngay trên bài viết này của trang chúng tôi nhưng chúng tôi không trách móc bạn mà trái lại, chúng tôi rất cảm ơn bạn vì bạn đã góp phần phổ biến, tuyên truyền chế định Thừa phát lại đến mọi người.
Quay trở lại nội dung chính của bài viết, do tính chất sao chép bài viết quá dễ dàng nên vấn nạn vi phạm bản quyền trong lĩnh vực báo chí đang báo động. Ông Lê Quốc Minh, tổng biên tập báo Vietnam Plus tham dự Hội thảo đã phải thốt lên “Người sao chép đã chỉnh lại giờ phát để bản tin copy mang giờ xuất bản còn sớm hơn cả giờ xuất bản của bản tin gốc, “cá biệt có trường hợp họ đẩy lên sớm đến 12 giờ”.
Bản thân tôi cũng hay đọc báo online và thật đau lòng khi các bài viết được viết ra bởi các nhà báo chân chính, những người đã phải đổ công sức, trí tuệ của mình, lăn lộn thực tế để có những bài viết hay lại bị người khác đi ăn cắp trắng trợn như vậy! Cá biệt có tờ báo sử dụng thủ thuật công nghệ để việc copy không cần phải diễn ra qua 5 bước trên mà tự động hóa, nhanh hơn nhiều và dưới dân trang báo còn đề dòng chữ “Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo … đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.”.
Quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, đến thời điểm hiện tại, việc khởi kiện 1 tờ báo để làm điểm, chấn chỉnh hoạt động vi phạm bản quyền trong lĩnh vực báo chí là cần thiết. Văn phòng Thừa phát lại có thể hỗ trợ các Tòa soạn bị người khác vi phạm bản quyền lập vi bằng ghi nhận nội dung của trang web vi phạm để bổ sung chứng cứ khởi kiện.
Bài viết tiếp theo có thể hữu ích thêm cho bạn: Vi bằng trên mạng máy tính của Thừa phát lại
Đức Hoài

logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết