Vi bằng được sử dụng khi nào?

  16/11/14
(Thừa phát lại 24h)- Rất nhiều khách hàng đến yêu cầu Thừa phát lại hỗ trợ lập vi bằng, cầm vi bằng của Thừa phát lại vừa lập trên tay nhưng vẫn chưa hoặc hoàn toàn chưa hiểu thấu đáo giá trị của vi bằng.
Anh Nguyễn Văn T đến nhờ văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng về việc anh giao số tiền đặt cọc 500 triệu cho đối tác để thực hiện một giao dịch chuyển nhượng giữa các bên. Anh tâm sự: "Có vi bằng của Thừa phát lại lập rồi, có ký tên, lăn tay và chụp hình đàng hoàng, đối tác phải tuân thủ hợp đồng". Hay như chị Hoàng Thị Thanh L sau khi cầm vi bằng hiện trạng đối với nhà ở do chị sở hữu chuẩn bị cho một bên khác thuê đã vui vẻ  tâm sự: "Dựa vào vi bằng này thì bên thuê nhà đừng có mà gỡ bỏ, hay thay đổi kết cấu nhà nhé...".
Trên đây là 2 trong số những trường hợp điển hình mà người dân có sự lầm tưởng, ngộ nhận về giá trị vi bằng cũng như thời điểm sử dụng vi bằng. Thừa phát lại khi thực hiện công việc của mình thì có trách nhiệm giải thích rõ cho người dân về những vấn đề này để tránh trường hợp người dân hiểu sai như trên mà xảy ra hệ quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến hình ảnh Thừa phát lại.
Thừa phát lại Quận Thủ Đức đang lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà
Vi bằng của Thừa phát lại lập ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại chứng kiến. Vi bằng có giá trị chứng cứ trong quan hệ xét xử tại Tòa án hoặc trong các quan hệ giao dịch pháp lý khác. Do vậy, vi bằng không ràng buộc trách nhiệm các bên phải tuân thủ các giao dịch mà họ đã ký kết, xác lập nhưng nếu bên nào có vi phạm thì vi bằng được dùng làm chứng cứ để xét đến việc bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng... Nói cho đơn giản và dễ hiểu, vi bằng chỉ được sử dụng khi các bên có phát sinh tranh chấp, vụ việc được đưa ra giải quyết ở cơ quan có thẩm quyền. Còn nếu trong quá trình thực hiện giao dịch mà các bên đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì vi bằng là một tài liệu chỉ dùng để lưu trữ.
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết