Bị ngăn cản thăm nuôi con, người dân tìm đến Thừa phát lại

  25/4/14
(Thừa phát lại 24h)-Việc thăm nuôi con sau khi ly hôn là quyền hợp pháp của bên không trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, bên đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ hoặc gia đình của họ lại ngăn cản, không cho bên còn lại thực hiện quyền của mình.
Hình minh hoạ
HỒ SƠ VỤ VIỆC:
Giữa năm 2013, anh Nguyễn Văn H tìm đến Văn phòng Thừa phát lại thuộc hệ thống Thừa phát lại 24h và yêu cầu hỗ trợ về việc anh bị gia đình bên vợ ngăn cản, không cho anh thăm nuôi con. Anh và vợ cũ quen nhau được 6 tháng thì làm đám cưới. Do chưa có nhiều thời gian tìm hiểu kỹ nên cưới nhau xong thì xảy ra nhiều bất đồng về quan điểm sống, công việc và con cái. Được 5 năm thì anh chị quyết định ly hôn, đứa con gái 4 tuổi được giao cho mẹ nuôi. Quyền thăm nuôi con của anh cũng được quy định trong Bản án của Toà. Thời gian đầu, anh vẫn qua thăm nuôi con bình thường. Tuy nhiên, được vài tháng thì vợ và gia đình bên vợ ngăn cản, cố tình không cho tôi gặp mặt con. Đến gặp thì đóng cửa lại không cho vào lại còn buông lời chửi mắng. Là người bố, con gái của anh cũng còn nhỏ nên anh rất muốn được gặp mặt con và anh chỉ thường đến vào dịp cuối tuần. Vậy mà bên vợ đối xử với anh tệ quá, dù anh vẫn chu cấp tiền nuôi con đầy đủ.
SỰ HỖ TRỢ TỪ PHÍA THỪA PHÁT LẠI:
- Thừa phát lại sẽ hỗ trợ H lập 1 vi bằng về việc anh bị gia đình bên vợ ngăn cản việc thăm nuôi con.
- Thừa phát lại tư vấn thêm cho khách hàng về việc thăm nuôi sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của gia đình bên vợ cũng như việc học tập của con cái:
+ Viêc thăm nuôi con nên được thực hiện theo nội dung của Bản án/Quyết định về việc ly hôn.
+ Việc thăm nuôi con nên được diễn ra vào ngày nghỉ hoặc cuối tuần. Nếu rơi vào các ngày khác thì nên thăm nuôi vào buổi tối.
+ Việc thăm nuôi nên được báo trước về thời gian cho gia đình bên vợ.
+ Thừa phát lại sẽ hỗ trợ anh H lập vi bằng ít nhất là 2 lần anh đến thăm nuôi con.
Và thực sự, khi Thừa phát lại đến lập vi bằng thì vợ anh H và gia đình có sự việc ngăn cản, đóng cửa không cho anh gặp con và chửi mắng anh. Lần thứ 2 đến thăm nuôi con, anh H cũng bị cản trở tương tự. Tất cả đã được Thừa phát lại mô tả và ghi nhận trong vi bằng. Sự việc sau đó, anh H đã gửi đơn yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vi bằng của Thừa phát lại được sử dụng và Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu của anh H.
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY:
Điều 93 Luật Hôn Nhân Gia Đình năm 2000 quy định: “ Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Khoản 3 Điều 27, điểm a khoản 1 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự thì để thực hiện quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, người có yêu cầu gửi hồ sơ tới TAND cấp huyện nơi vợ hay chồng cũ cư trú để được giải quyết. 
Do vậy, khi người trực tiếp nuôi con vi phạm các nghĩa vụ về chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng…của người được tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì vợ/chồng có quyền đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Đức Hoài
========================================
Mọi sự quan tâm hay yêu cầu hỗ trợ về Thừa phát lại, xin vui lòng  liên hệ:
Email:  vanphongthuaphatlai@gmail.com   hoặc   vanphong@thuaphatlaiquan10.vn
Điện thoại:  01234 112 115   hoặc    0906 311 132

Mạng xã hội: http://www.facebook.com/vanphongthuaphatlai
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết