(Hoailegal)-Theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thí điểm tại TP.HCM, vi bằng được lập thành 3 bản chính. Một bản giao cho cho người yêu cầu lập vi bằng, 1 bản gửi Sở Tư pháp đăng ký trong thời hạn 3 ngày làm việc, 1 bản Văn phòng Thừa phát lại lưu trữ.
Hình: Thừa phát lại Văn phòng Thừa phát lại Quận 10 đang lập vi bằng
ghi nhận hiện trạng nhà ở liền kề công trình xây dựng
Quy định trên là chưa thực sự phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, có những trường hợp, việc lập vi bằng có rất nhiều bên tham gia. Ví dụ lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà ở liền kề công trình xây dựng, vi bằng ghi nhận việc ký tên vào thỏa thuận hoặc vi bằng giao nhận tài sản... Tất nhiên, các bên tham gia đều muốn có 1 bản chính vi bằng. Đã có rất nhiều trường hợp, các bên tham giam vào quá trình lập vi bằng đều muốn nhận được 1 bản chính vi bằng. Thừa phát lại lúc đó phải giải thích cho các bên hiểu, pháp luật đã quy định cứng là vi bằng chỉ được lập thành 3 bản chính đồng thời hướng dẫn họ làm phiếu yêu cầu sao y bản chính vi bằng để nhận được bản sao.
Sắp tới, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 61 nên quy định việc cung cấp bản chính vi bằng cho các bên tham gia để đảm bảo quyền lợi của họ nhưng phải ghi rõ số lượng bản chính vào vi bằng.