Lối đi nào cho Thừa phát lại

  11/8/13

3,65% là con số phản ánh tỉ lệ doanh thu từ việc TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN trong tổng doanh thu từ 4 loại việc của các văn phòng thừa phát lại. Đây là con số thực sự làm chúng tôi, những người đang công tác trong nghề Thừa phát lại cảm thấy khá thất vọng về mình. 


Nghị quyết 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 triền khai thí điểm chế định Thừa phát lại với mong muốn và kỳ vọng cao nhất là "triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự". Khi lựa chọn 13 địa phương sau TP.HCM để tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại thì tiêu chí hàng đầu được đưa ra xem xét, cân nhắc là tỉ lệ số vụ việc thi hành án dân sự hằng năm quá tải so với số lượng chấp hành viên của địa phương đó!



Hình: Văn phòng Thừa phát lại trong 1 lần thi hành án
Vẫn câu nói cũ là do chế định Thừa phát lại còn mới mẻ, quy định pháp luật về các công việc của Thừa phát lại chưa hoàn thiện nên dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, "tiên trách kỷ, hậu trách nhân"; trong khi các văn phòng Thừa phát lại hầu như nhận được rất ít yêu cầu tổ chức thi hành án thì các chi cục thi hành án dân sự tại các quận, huyện nơi có văn phòng Thừa phát lại đang bị tồn đọng và quá tải công việc!?

Phải làm sao để người dân biết và đến với văn phòng Thừa phát lại như một cơ quan đáp ứng đầy đủ chức năng thi hành án, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người được thi hành án? Câu trả lời, công việc trước tiên là các văn phòng Thừa phát lại phải tự mình, chủ động giới thiệu đến các đương sự về khả năng tổ chức thi hành án của mình, những tiện lợi, ưu điểm (nếu có) của việc thi hành án thông qua Thừa phát lại. Nếu chúng ta cứ ngồi đợi người khác tự tìm đến mình hoặc chờ đợi hệ thống pháp luật hoàn thiện thì e rằng hơi khó!

Đức Hoài (Thư ký nghiệp vụ)
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết