Blog Thừa phát lại - Đây là phát biểu của ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng VP Thừa phát lại Quận Bình Thạnh cùng Ông Nguyễn Tiến Pháp, Trưởng VP Thừa phát lại Quận 10 tại các buổi hội thảo về Thừa phát lại)
Thư ký VP Thừa phát lại Quận 10 đi tống đạt văn bản |
Ở Việt Nam, ngoại trừ trường hợp tống đạt được trực tiếp cho chính đương sự, biên bản tống đạt của Thừa phát lại cần sự xác nhận của các cơ quan nhà nước khác (Ủy ban nhân dân, Cơ quan công an). Một sự liên hệ để so sánh, các Thừa phát lại ở Cộng Hòa Pháp khi nghe đến điều này trong một buổi tập huấn cho Thừa phát lại ở nước ta đã tỏ ra ngạc nhiên. Bởi đơn giản, ở Pháp, Thừa phát lại đi tống đạt không cần phải xin dấu hay xác nhận ở bất kỳ cơ quan tổ chức nào khác. Họ tống đạt và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật đối với việc tống đạt của mình. Thừa phát lại ở Pháp đã tồn tại hơn mấy trăm năm. Thiết nghĩ, Thừa phát lại Việt Nam đang trong giai đoạn thí điểm nên cần phải tạo được độ tin cậy của nhà nước cũng như của người dân vào chế định Thừa phát lại làm cơ sở để sau này nhân rộng ra cả nước và xa hơn nữa. Tuy nhiên, rõ ràng thủ tục tống đạt rườm rà như trên thực sự đã làm khó thư ký nghiệp vụ trong việc đảm bảo thời hạn 3 ngày tống đạt.
Luật thi hành án dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính đều quy định việc tống đạt văn bản chỉ cần người chứng kiến
Khoản 5 Điều 23 Nghị định 61/2009/NĐ-CP cũng quy định: "Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định."
Nếu đã quy định như thế, vậy có cần thiết khi đòi hỏi như trên đối với hoạt động tống đạt