Đạo đức nghề Thừa phát lại

  10/5/19
Blog Thừa phát lại – Các nghề nghiệp mang tính phục vụ cộng đồng, ít đặt nặng tính lợi nhuận và có thành lập nghiệp đoàn, hội, hiệp hội... thì thường có Bộ quy tắc đạo đức để các thành viên thực hiện. Trong các nghề luật thì nghề Luật sư, Công chứng viên, Thẩm phán... đã có Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đối với nghề Thừa phát lại, Bộ quy tắc đạo đức nghề nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở Dự thảo. Theo tác giả, quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nghề Thừa phát lại đang có tiến triển chậm, một phần có lẽ do cơ quan có thẩm quyền đang thận trọng, cân nhắc để đưa ra các quy định phù hợp điều chỉnh hoạt động này. Từ đó, kéo theo việc chậm ban hành Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
thừa phát lại đạo đức hành nghề
Thừa phát lại đang thi hành án
(Ảnh: VP Thừa phát lại Q. Bình Thạnh)
Tại bản Dự thảo năm 2017, cơ quan soạn thảo đã đánh giá:
Thừa phát lại có vinh dự là công lại, được Nhà nước trao quyền để thực hiện các công việc như lập vi bằng, tống đạt giấy tờ, văn bản, thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, để thể hiện tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của Thừa phát lại trong hành nghề Thừa phát lại, là cơ sở để Thừa phát lại tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của Thừa phát lại, nâng cao uy tín của Thừa phát lại, góp phần tôn vinh nghề Thừa phát lại trong xã hội.
Xem toàn văn Dự thảo: Tại đây
Tác giả: Đức Hoài
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết