Thừa phát lại có phải công chức?

  4/8/18
Blog Thừa phát lại - Nhiều độc giả đã liên hệ đến chuyên trang Danh bạ Thừa phát lại và hỏi rằng "Thừa phát lại có phải công chức?". Chúng tôi xin trả lời là Thừa phát lại không phải là công chức.

thừa phát lại là công chức
Nhân viên một Văn phòng Thừa phát lại
(Nguồn: Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đức)
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
"Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật".
Nói chung, công chức là người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ lương có liên quan đến Nhà nước.
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm nhưng làm việc ở Văn phòng Thừa phát lại (cơ quan tư nhân) và không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nên chỉ là một người hành nghề tư nhân.
Tác giả: Đức Hoài
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết