Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại

  3/8/18
Blog Thừa phát lại - Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:
1. Tiêu chuẩn người được bổ nhiệm Thừa phát lại:
– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
– Không có tiền án, tiền sự;
– Có bằng cử nhân Luật;
– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ trung cấp trở lên;
– Có chứng chỉ hoàn thành đào tạo về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
thừa phát lại bổ nhiệm
Mỗi buổi lễ bổ nhiệm Thừa phát lại

2. Hồ sơ bổ nhiệm Thừa phát lại:
Đối tượng muốn được bổ nhiệm Thừa phát lại yêu cầu cần có 02 bộ hồ sơ gửi đến Sở Tư pháp hoặc Bộ Tư pháp, theo đó hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận sức khỏe theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số  14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013  của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Sơ yếu lý lịch bản chính có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc thị trấn trong thời hạn 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (theo mẫu);
– Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (bản chính);
– Bằng tốt nghiệp Cử nhân Luật (bản sao có  chứng thực);
– Chứng chỉ tốt nghiệp lớp Đào tạo nghiệp vụ Thừa phát lại (bản sao có chứng thực);
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
– Giấy xác nhận thời gian trên 05 năm công tác pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh (bản sao có chứng thực) đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.
– 04 ảnh 3×4;
– Bản cam kết không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật sau khi được bổ nhiệm Thừa phát lại và tham gia hành nghề tại một văn phòng Thừa phát lại(theo mẫu).

logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết