Thừa phát lại được đào tạo như thế nào?

  4/8/18
Blog Thừa phát lại - Thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, được Nhà nước giao cho bốn mảng công việc liên quan đến quyền lực công. Do đó, người được bổ nhiệm Thừa phát lại cũng phải trải qua quá trình đào tạo nghiệp vụ bài bản.
Trước đây, trong thời gian thí điểm, nhằm tạo nguồn bổ nhiệm Thừa phát lại nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu thí điểm, Bộ Tư pháp tổ chức được khoảng 5 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại ngắn hạn. Lớp đầu tiên học trong khoảng 1 tuần, lớp sau cùng kéo dài khoảng 3 tháng. Đối tượng là những người đã công tác pháp luật từ đủ 5 năm trở lên (tính từ ngày nhận bằng Cử nhân Luật). Những người này khi học xong khóa bồi dưỡng thì được bổ nhiệm Thừa phát lại ngay nếu có yêu cầu.
Hiện nay, chế định Thừa phát lại đã được áp dụng chính thức. Do đó, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn đã được thay bằng các khóa đào tạo nghề Thừa phát lại do Học viện Tư pháp tổ chức. Đối tượng học cũng được mở rộng. Cụ thể:
- Về đối tượng: Người có bằng cử nhân Luật (ai đã tốt nghiệp và đang chờ nhận bằng cũng nộp hồ sơ học được)
- Về đầu vào: Xét tuyển (tuy là xét tuyển nhưng có bằng cử nhân Luật là được nhận rồi vì số lượng theo học Thừa phát lại hiện nay chưa đông).
- Thời gian đào tạo: 6 tháng
- Hình thức đào tạo: Hệ tín chỉ (18 tín chỉ).
- Học phí: Theo Thông báo chiêu sinh lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 3 lần 2 thì học phí học tại cơ sở Hà Nội là 7.980.000đ; tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh là 10.620.000đ. Tiền mua hồ sơ là 50.000 đồng/1 hồ sơ. Lệ phí xét tuyển là 50.000đ/1 hồ sơ.
- Giảng viên: Là các thầy cô cơ hữu trong trường và các Thừa phát lại đang hành nghề thực tế (các Thừa phát lại giảng nhiều hơn). Theo đánh giá của của tác giả, thầy Trần Thanh Phương (ở ngoài Hà Nội vào) là một trong những giảng viên cơ hữu dạy lý luận chung rất hay. Còn về các Thừa phát lại thì để mọi người theo học cảm nhận bởi tác giả sợ đụng chạm trong nghề (...).
học thừa phát lại
Một buổi lễ bế giảng lớp đào tạo nghề Thừa phát lại (ảnh Học viện Tư pháp)

Những ai đang quan tâm đến nghề này thì nên tham gia học sớm vì có thể sắp tới thời gian đào tạo sẽ nâng lên là 1 năm và học phí cũng tăng gấp đôi. Về thời gian học, hiện nay, Học viện Tư pháp chỉ mở lớp cả ngày thứ 7 và chủ nhật nên hơi bất tiện cho ai muốn học đêm. Bù lại, thời gian học như vậy lại thuận tiện cho ai ở tỉnh lên học. Ngoài ra, mọi người lưu ý là Học viện Tư pháp đã áp dụng việc điểm danh bằng việc quét mã vạch thẻ học viên nên ai đăng ký tham gia học thì phải đi học đầy đủ, không là bị cấm thi.
Tác giả: Đức Hoài
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết