Tài liệu tham khảo về Thừa phát lại

  9/1/17
Blog Thừa phát lại - So với các nghề Luật khác ở Việt Nam thì Thừa phát lại là nghề luật non trẻ nhất. Do đó, các đề tài, công trình nghiên cứu về nghề luật này hiện nay không nhiều.


Hình minh họa

Qua tìm hiểu của tác giả, ở nước ta hiện nay có các đề tài, công trình nghiên cứu hoặc tài liệu chuyên sâu về Thừa phát lại như sau:

- Đề tài khoa học cấp Bộ: Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy, hiện nay chỉ có duy nhất đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mang tên “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại” do nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đức Chính bảo vệ thành công vào năm 1998.
- Đề tài nghiên cứu sinh: Tác giả chưa tìm thấy bất kỳ công trình nghiên cứu nào chuyên biệt về Thừa phát lại ở cấp nghiên cứu sinh.
- Luận văn Thạc sĩ: Tác giả tìm hiểu và thấy có một số đề tài liên quan đến chế định như: Đề tài “Thừa phát lại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Minh Thuỳ bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2014; Đề tài “Thừa phát lại - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Anh Thư bảo vệ tại Đại học Luật Hà Nội năm 2014; Đề tài “Thừa phát lại trong thi hành án dân sự” của tác giả Phạm Phúc Thịnh bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014;
- Về đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: Tác giả thấy có đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thừa phát lại ở Việt Nam” của TS. Lê Thu Hà – Học viện Tư pháp

- Sách: Tác giả thấy có sách “Tổ chức Thừa phát lại” của tác giả Nguyễn Đức Chính xuất bản tại Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006.

- Bài báo khoa học: Tác giả tìm thấy có một số bài báo khoa học như sau: “Suy nghĩ về chế định thừa phát lại” của tác giả Phan Thông Anh đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội, Số 4/2002, tr. 17 – 19; “Chế định Thừa phát lại : Lịch sử ra đời và yêu cầu đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Văn Nghĩa đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số 5/2006, tr. 39 – 43; “Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự và xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại” của tác giả Nguyễn Tiến Pháp đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số 11/2012, tr. 55 – 58; “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Vũ Hoài Nam đăng trên tạp chí Nghề Luật - Học viện Tư pháp, Số 6/2012, tr. 26 – 28; "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại và hướng giải quyết" của tác giả Lê Xuân Hồng đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, Số 1/2015, tr. 60 - 64.
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết