Long An sẽ sớm có văn phòng Thừa phát lại

  5/1/17
Blog Thừa phát lại - Theo thông tin mà chúng tôi nhận được,UBND tỉnh Long An đã ban hành Đề án phát triển tổ chức hành nghề Thừa phát lại giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp làm đầu mối, tham mưu cho tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện đề án, sớm đưa chế định Thừa phát lại đi vào hoạt động tại địa bàn tỉnh Long An.

Long An hiện có 15 đơn vị hành chính thuộc tỉnh (1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện) và 192 xã, phường, thị trấn. Trong lĩnh vực xét xử, hệ thống tòa án nhân dân trong tỉnh hàng năm thụ lý trên 10.000 vụ việc. Căn cứ quy định của pháp luật và thực tiễn công tác tố tụng đối với việc giải quyết 1 vụ án, tòa án nhân dân phải thực hiện tống đạt trung bình khoảng 20 văn bản, giấy tờ. Tính ra, mỗi năm, cơ quan tòa án trên địa bàn tỉnh phải tống đạt khoảng 207.000 văn bản, giấy tờ.
Từ năm 2017-2020, tỉnh ưu tiên thành lập tổ chức hành nghề Thừa phát lại đối với những địa phương phát triển về KT-XH, số lượng bản án, quyết định của tòa án, nhu cầu thi hành án cao như: TP.Tân An; các huyện: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước và thị xã Kiến Tường.
Thừa phát lại là 1 chức danh bổ trợ tư pháp từng tồn tại dưới chế độ cũ. Hiện nay, Thừa phát lại được triển khai lại ở nước ta với 4 chức năng: Tống đạt văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng xác lập chứng cứ; Tổ chức thi hành án dân sự và Xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Thừa phát lại đang lập vi bằng cản trở xe ra vào công ty
(Ảnh: Văn phòng Thừa phát lại Q. Thủ Đức)

Đặc biệt, chức năng lập vi bằng được xem là lựa chọn mới và tối ưu cho người dân khi muốn xác lập 1 chứng cứ, dự phòng tranh chấp về hành vi, sự kiện được Thừa phát lại lập vi bằng.
logoblog

Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết