(Danh bạ Thừa phát lại)-Việc xác minh tài sản hay nơi cư trú được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ theo luật định nhằm mục đích hỗ trợ công vụ thì sẽ không được xem là hành vi xâm phạm bí mật đời tư, bí mật kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/07/2009 thì Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, hiện nay, thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại chỉ gắn liền với hoạt động thi hành án dân sự.
Khi Bộ Tư pháp tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì một số Văn phòng Thừa phát lại đã đề xuất bổ sung thẩm quyền xác minh của Thừa phát lại theo hướng Văn phòng thừa phát lại được xác minh nơi cư trú, tài sản theo yêu cầu của Tòa án hoặc của đương sự. Tuy nhiên, mới đây (ngày 24/04/2013) khi Bộ Tư pháp thảo luận về dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì đại diện Tổng cục Thi hành án, Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Sơn nêu ý kiến cho rằng “việc mở rộng phạm vi này không có ý nghĩa thực chất, chưa phù hợp với pháp luật tố tụng, dễ bị lạm dụng, dẫn đến xâm phạm bí mật đời tư, bí mật kinh doanh”(http://phapluattp.vn/).
Cá nhân tôi cho rằng, việc mở rộng thẩm quyền của Thừa phát lại như trên là cần thiết. Bởi lẽ:
Thứ nhất, mặc dù hiện nay quy định của pháp luật cho phép việc người dân được tự mình xác minh về tài sản hay nơi cư trú của đương sự. Tuy nhiên, người dân phải liên hệ với các cơ quan nhà nước nắm giữ thông tin để được hỗ trợ cung cấp thông tin. Trên thực tế, việc người dân tự mình liên hệ với các cơ quan này thì việc được cung cấp thông tin thường khó khăn và kéo dài bởi việc yêu cầu thông tin chưa được tập trung về một đầu mối.
Thứ hai, tình trạng một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết hay sự thiếu thông tin của người dân để làm giả các hồ sơ, giấy tờ đem đi giao dịch là khá phổ biến.
Thứ ba, các văn phòng công chứng hiện nay là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các giấy tờ, hồ sơ giả mạo và từ đó, từ chối công chứng giao dịch. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ một số giao dịch nhất định, pháp luật bắt buộc phải qua thủ tục công chứng. Các tổ chức công chứng cũng chưa có hệ thống dữ liệu chung mà mới chỉ dừng lại ở hệ thống dữ liệu nội bộ của mình để kiểm tra, đối chiếu. Lúc này, nếu người dân có nhu cầu xác minh về thông tin tài sản, đối tượng giao dịch hoặc thông tin về đối tác để làm cơ sở, căn cứ quyết định việc giao kết hợp đồng, họ yêu cầu một cơ quan trung gian có thẩm quyền thực hiện công việc xác minh là nhu cầu cấp thiết.
Thứ tư, công việc xác minh và kết quả của nó sẽ làm giảm thiểu các giao dịch do bị lừa dối. Từ đó làm giảm tải công việc của các cơ quan nhà nước có liên quan (Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án…)
Thứ nhất, mặc dù hiện nay quy định của pháp luật cho phép việc người dân được tự mình xác minh về tài sản hay nơi cư trú của đương sự. Tuy nhiên, người dân phải liên hệ với các cơ quan nhà nước nắm giữ thông tin để được hỗ trợ cung cấp thông tin. Trên thực tế, việc người dân tự mình liên hệ với các cơ quan này thì việc được cung cấp thông tin thường khó khăn và kéo dài bởi việc yêu cầu thông tin chưa được tập trung về một đầu mối.
Thứ hai, tình trạng một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết hay sự thiếu thông tin của người dân để làm giả các hồ sơ, giấy tờ đem đi giao dịch là khá phổ biến.
Thứ ba, các văn phòng công chứng hiện nay là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các giấy tờ, hồ sơ giả mạo và từ đó, từ chối công chứng giao dịch. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ một số giao dịch nhất định, pháp luật bắt buộc phải qua thủ tục công chứng. Các tổ chức công chứng cũng chưa có hệ thống dữ liệu chung mà mới chỉ dừng lại ở hệ thống dữ liệu nội bộ của mình để kiểm tra, đối chiếu. Lúc này, nếu người dân có nhu cầu xác minh về thông tin tài sản, đối tượng giao dịch hoặc thông tin về đối tác để làm cơ sở, căn cứ quyết định việc giao kết hợp đồng, họ yêu cầu một cơ quan trung gian có thẩm quyền thực hiện công việc xác minh là nhu cầu cấp thiết.
Thứ tư, công việc xác minh và kết quả của nó sẽ làm giảm thiểu các giao dịch do bị lừa dối. Từ đó làm giảm tải công việc của các cơ quan nhà nước có liên quan (Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án…)
Việc xác minh tài sản hay nơi cư trú để tránh một giao dịch do bị lừa dối hay làm cơ sở cho việc Tòa án có một quyết định, bản án nhanh chóng và đúng luật là thực chất. Pháp luật tố tụng không cấm việc người dân tự mình hay thông qua một tổ chức khác hỗ trợ Tòa án trong việc xác định đúng bản chất sự việc. Việc xác minh tài sản hay nơi cư trú được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ theo luật định nhằm mục đích hỗ trợ công vụ thì sẽ không được xem là hành vi xâm phạm bí mật đời tư, bí mật kinh doanh.
Việc mở rộng thẩm quyền của Thừa phát lại như trên rõ ràng phù hợp với thực tế, rất mong Ban soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP xem xét đưa vào dự thảo, trình Chính phủ chấp thuận.